GIỚI THIỆU TỔNG QUÁT VỀ NGÀNH NGHỀ ĐÀO TẠO

GIỚI THIỆU TỔNG QUÁT VỀ NGÀNH NGHỀ ĐÀO TẠO

1. Ngành Kế toán doanh nghiệp: Đào tạo từ năm 2000, học sinh sau khi tốt nghiệp có khả năng sử dụng thành thạo các phần mềm chuyên ngành kế toán để thực hiện báo cáo tài chính, phân loại, xử lý được chứng từ, sổ sách kế toán, hạch toán được các nghiệp vụ kinh tế phát sinh liên quan đến kế toán. Hiện tại ngành KTDN có các phương thức đào tạo: Niên chế, tín chỉ và sơ cấp.

2. Ngành Tài chính ngân hàng: Đào tạo từ năm 2000, học sinh sau khi tốt nghiệp có khả năng lập được các chứng từ phù hợp với từng loại hình của các tổ chức tín dụng, doanh nghiệp, áp dụng được các nghiệp vụ ngân hàng trong giao dịch, tư vấn tài chính. Hiện tại ngành TCNH có các phương thức đào tạo: Niên chế, tín chỉ và sơ cấp.

3. Ngành Logistics: Đào tạo từ năm 2017, học sinh sau khi tốt nghiệp có khả năng xây dựng và tổ chức thực hiện qui trình nhận – quản lý - xuất hàng tại các doanh nghiệp, xử lý được các chứng từ liên quan đến vận tải và giao nhận trong dịch vụ Logistics. Hiện tại ngành Logistics có các phương thức đào tạo: Niên chế, tín chỉ và sơ cấp.

4. Ngành Kinh doanh xuất nhập khẩu: Đào tạo từ năm 2017, học sinh sau khi tốt nghiệp có khả năng vận dụng được các nghiệp vụ về kinh doanh xuất nhập khẩu trong việc vận tải, giao nhận hàng hóa và bảo hiểm ngoại thương, xử lý được các thủ tục hải quan về hàng hóa xuất nhập khẩu. Hiện tại ngành KDXNK có các phương thức đào tạo: Niên chế, tín chỉ và sơ cấp.

5. Ngành Quản lý và bán hàng siêu thị: Đào tạo từ năm 2019, học sinh sau khi tốt nghiệp có khả năng sử dụng thành thạo các ứng dụng và phần mềm tin học trong các nghiệp vụ bán hàng và quản lý siêu thị, hàng hóa và xuất nhập tồn kho đối với các chủng loại mặt hàng kinh doanh trong siêu thị, thành thạo các kỹ năng trưng bày hàng hóa, trình bày trang trí cửa hàng, kỹ năng bán hàng, chuyên nghiệp trong giao tiếp, nắm bắt tâm lý khách hàng, quan hệ và chăm sóc khách hàng một cách bài bản. Hiện tại ngành KDXNK có các phương thức đào tạo: Niên chế và tín chỉ.

6. Ngành Thương mại điện tử: Đào tạo từ năm 2019, học sinh sau khi tốt nghiệp có khả năng  xây dựng và triển khai các chiến lược kinh doanh điện tử và các dự án TMĐT tại doanh nghiệp, tác nghiệp thương mại điện tử, marketing điện tử, thanh toán điện tử, thiết kế và quản trị  website tại các doanh nghiệp ứng dụng thương mại điện tử trên cơ sở khai thác, ứng dụng công nghệ thông tin và phương tiện điện tử hiệu quả và an toàn. Hiện tại ngành TMĐT có các phương thức đào tạo: Niên chế và tín chỉ.

7. Ngành Hành chính Logistics: Người học thực hiện được một số công việc thủ tục hành chính như: Xử lý chứng từ xuất nhập khẩu, khai báo hải quan, bán hàng logistics, chăm sóc khách hàng, thanh toán quốc tế và giao nhận hiện trường. Đảm bảo cho quá trình vận hành, giao nhận hàng hóa, tiết kiệm được thời gian, giảm chi phí, cạnh tranh về giá cả, mang lại lợi nhuận tối ưu cho doanh nghiệp

kinhte : 16-01-2024 202